Tổng quan về pháp chế doanh nghiệp
Phần I.
- Khái niệm
Pháp chế doanh nghiệp: là người am hiểu về pháp luật làm việc trong các doanh nghiệp. Pháp chế doanh nghiệp chịu trách nhiệm tư vấn, cố vấn, thực hiện các công việc nghĩa vụ của doanh nghiệp mà pháp luật quy định.Đại diện cho doanh nghiệp trong nhiều công việc pháp lý.
- Các vị trí tuyển dụng pháp chế:
Hành chính – pháp chế.
Nhân viên pháp chế
Chuyên viên pháp chế
Pháp chế nội bộ
Pháp chế quản lý rủi ro
Luật sư tư vấn
Trưởng bộ phận pháp chế
- Mô tả các công việc mà pháp chế được giao:
– Công việc giấy tờ thủ tục hành chính: giấy phép, sao chép, lưu trữ tài liệu pháp lý.
– Soạn thảo, rà soát các văn bản phát hành từ doanh nghiệp:
+ Văn bản nội bộ: biên bản, thông báo, quyết định, biểu mẫu, quy trình, quy định, nội quy.
+ Văn bản phát hành ra ngoài: thông báo, công văn, hợp đồng, thỏa thuận, báo cáo.
– Cập nhật khung pháp lý, hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp mình đang phụ trách.
– Tư vấn pháp luật cho các bộ phận trong doanh nghiệp. Tất cả các hoạt động của các phòng ban như kế toán, bán hàng, mua hàng, marketing, đều được pháp luật điều chỉnh hướng dẫn do vậy nhu cầu được tư vấn và hỗ trợ pháp lý để tránh rủi ro trong qua trình thực hiện công việc, nâng cao hiểu quả là rất cần thiết.
– Tư vấn pháp luật cho lãnh đạo công ty, trước khi thực hiện một kế hoạch một dự án kinh doanh mới. Tư vấn các chính sách pháp luật để phòng trừ rủi ro cho hoạt động kinh danh của doanh nghiệp.
– Đại diện:
+ Nhận trách nhiệm do công ty ủy quyền thực hiện các thủ tục hành chính, báo cáo, tiếp xúc, làm việc trực tiếp với cơ quan nhà nước.
+ Đại diện công ty thương thảo đàm pháp hợp đồng.
+ Đại diện công ty giải quyết tranh chấp tại Tòa án, Trọng tài thương mại.
BÀI VIẾT ĐƯỢC SOẠN THẢO BỞI LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP
CÔNG TY LUẬT TÔ CÁT
Số 2, ngõ 231 Chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội
Mọi ý kiến, thắc mắc, yêu cầu tư vấn vui lòng liên hệ: di động/zalo: 0912838059 – 02485871985 email: luattocat@gmail.com