Thủ tục phá sản doanh nghiệp

     Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản (Luật phá sản năm 2014). Doanh nghiệp muốn phá sản phải theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Hiện nay trình tự thủ tục phá sản theo Luật phá sản năm 2014 đã có sự thay đổi so với Luật phá sản năm 2004, theo đó việc tuyên bố phá sản của Tòa án được thực hiện trước thủ tục thanh lý tài sản. Cụ thể, theo quy định của Luật phá sản năm 2014 thì thủ tục phá sản đươc thực hiện qua những bước sau đây:

     Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

     Những người có quyền yêu cầu nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được quy định tại Điều 5 Luật Phá sản năm 2014.

     Thẩm quyền giải quyết bao gồm:

     – Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký hợp tác xã tại tỉnh đó và thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật phá sản 2014.

     – Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đã đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.

     Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây:

        + Ngày, tháng, năm làm đơn;

        + Tên, địa chỉ của người làm đơn;

        + Tên tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết phá sản;

        + Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản;

        + Khoản nợ đến hạn.

        + Kèm theo đơn phải có chứng cứ để chứng minh khoản nợ đến hạn.

     Bước 2: Thương lượng và Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

     Tòa án nhận đơn, xem xét đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, tiếp theo Tòa án trả lại đơn ( Điều 35 LPS 2014) hoặc Chuyển cho tòa án có thẩm quyền hoặc thông báo việc nộp lệ phí và tạm ứng phí phá sản hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn (trả lại đơn nếu người yêu cầu không sửa đổi, bổ sung đơn). Tiếp theo, tuyên bố Doanh nghiệp, Hợp tác xã (DN. HTX) bị phá sản trong trường hợp đặc biệt hoặc thương lượng giữa các chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trước khi mở thủ tục phá sản và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản kể từ ngày nộp biên lại nộp tiền lệ phí, tạm ứng phí phá sản và sau cùng Tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.

     Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý đơn, Tòa án nhân dân phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, các cơ quan, tổ chức đang giải quyết vụ việc liên quan đến doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán do các bên cung cấp và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp về việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

     Bước 3: Mở thủ tục phá sản

     Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản và thông báo quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản. Đồng thời, Tòa án sẽ giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.

      Sau đó, xác định nghĩa vụ về tài sản và các biện pháp bảo toàn tài sản: Kiểm kê tài sản; Lập danh sách chủ nợ; Lập danh sách người mắc nợ.

     Bước 4: Hội nghị chủ nợ

     Triệu tập Hội nghị chủ nợ (HNCN):

     – Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất (hoãn Hội nghị chủ nợ);

     – Hội nghị chủ nợ lần thứ hai.

     Khi triệu tập hội nghị chủ nợ lần thứ nhất không thành do không đáp ứng đủ điều kiện có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm, có sự tham gia của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được phân công giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Tiếp tục triệu tập Hội nghị chủ nợ lần thứ hai cũng không thành do không đáp ứng đủ điều kiện của Hội nghị chủ nợ thì Tòa án tuyên bố phá sản.

     Trường hợp triệu tập thành công hội nghị chủ nợ, nếu Hội nghị thông qua nghị quyết đề nghị áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã. Nếu

     Một là, doanh nghiệp, hợp tác xã từ chối tiến hành hoạt động phục hồi.

     Hai là, doanh nghiệp, hợp tác xã đồng ý việc phục hồi, đưa ra phương án và tiến hành việc phục hồi nhưng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi kinh doanh mà việc phục hồi không thành công.
Trong cả hai tình huống nêu trên thì Tòa án sẽ ra quyết định tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã.

     Bước 5: Phục hồi doanh nghiệp

     Quy định tại chương VII về thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh, Luật phá sản năm 2014.

     Bước 6: Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản

     Bước 7: Thi hành Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản

     – Thanh lý tài sản phá sản;

     – Phân chia tiền thu được từ việc bán tài sản của DN, HTX cho các đối tượng theo thứ tự phân chia tài sản.

     Như vậy theo quy định của Luật phá sản năm 2014 quy định việc tuyên bố phá sản của Tòa án được thực hiện trước thủ tục thanh lý tài sản sẽ có tác động tích cực giúp cho Tòa án giải quyết nhanh thủ tục tuyên bố phá sản DN, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, HTX mất khả năng thanh toán được rút khỏi thị trường một cách hợp pháp, qua đó góp phần bình ổn nền kinh tế thị trường.

Sản Phẩm Liên Quan

Thủ tục nhập khẩu cá tầm

Thủ tục nhập khẩu cá tầm loại về dùng làm thực phẩm nhà hàng, các giấy tờ doanh nghiệp cần chuẩn

Cấp lại giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ

Cấp lại giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồTổ chức đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động đo đạc

CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ

CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒDanh mục hành nghề đo đạc và bản đồDanh mục hành nghề đo

THÀNH LẬP CÔNG TY

THÀNH LẬP CÔNG TYThành Lập Công Ty là bước làm đầu tiên để hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh, để

Thành lập doanh nghiệp tại Bắc Ninh, Bắc Giang

Thành lập doanh nghiệp tại Bắc Ninh, Bắc GiangChúng tôi hướng đến cung cấp dịch vụ với mức phí

Thành lập doanh nghiệp tại Bà Rịa – Vũng Tầu

Thành lập doanh nghiệp tại Bà Rịa - Vũng TầuChúng tôi hướng đến cung cấp dịch vụ với mức phí hợp