Thủ tục chuyển nhượng doanh nghiệp

  1. Quy trình tiến hành chuyển nhượng

Theo luật Doanh nghiệp năm 2014, Quyền của chủ sở hữu công ty được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cuả công ty cho tổ chức, cá nhân khác và việc chuyển nhượng phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

(Điểm h, khoản 1 Điều 75 LDN 2014) hoc ke toan o tphcm

Để thực hiện việc chuyển nhượng cần thực hiện các bước như sau:

      +  Các bên (bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng) lập thành hợp đồng chuyển nhượng

      +   Tìm kiếm hoặc xác định tư cách của người mua doanh nghiệp

Người nhận chuyển nhượng mới phải là người có quyền thành lập, góp vốn thành lập, mua cổ phần, vốn góp và quản lý doanh nghiệp theo khoản 1 Điều 18, luật Doanh nghiệp 2014, trừ các trường hợp được quy định rõ tại Khoản 2, Điều 18 luật Doanh nghiệp 2014.

     +   Đăng ký và làm thủ tục sang tên cho người được chuyển nhượng. lớp học nghiệp vụ xuất nhập khẩu

Về mặt pháp lý, sau khi chuyển nhượng Doanh nghiệp, chủ sở hữu cũ sẽ không còn tư cách pháp lý ở doanh nghiệp đã được sang nhượng.

  1. Trình tự thực hiện thủ tục chuyển nhượng

Bước 1: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Phòng đăng kí kinh doanh.

Bước 2: Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp; trao giấy biên nhận cho doanh nghiệp.

Bước 3: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ.

  1. Hồ sơ chuyển nhượng bao gồm

– Thông báo vv thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục II-1);

– Quyết định của chủ sở hữu công ty/ Hội đồng thành viên của công ty TNHH 2 thành viên trở lên/ Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.

– Biên bản họp Hội đồng thành viên/ Đại hội đồng cổ đông

– Danh sách thành viên của Công ty TNHH 2 thành viên trở lên/ Danh sách cổ đông của công ty cổ phần (Phụ lục I-6, Phụ lục I-7)

– Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp

– Điều lệ công ty

– Bản sao CMND hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật (Nếu thay đổi người đại diện theo pháp luật)

– Văn bản ủy quyền (Trường hợp người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp)     

Lưu ý: Trường hợp doanh nghiệp muốn đăng công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp (theo quy định tại điều 33 Luật Doanh nghiệp) tại thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đề nghị nộp kèm hồ sơ đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.

  1. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

 

Sản Phẩm Liên Quan

Thủ tục nhập khẩu cá tầm

Thủ tục nhập khẩu cá tầm loại về dùng làm thực phẩm nhà hàng, các giấy tờ doanh nghiệp cần chuẩn

Cấp lại giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ

Cấp lại giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồTổ chức đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động đo đạc

CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ

CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒDanh mục hành nghề đo đạc và bản đồDanh mục hành nghề đo

THÀNH LẬP CÔNG TY

THÀNH LẬP CÔNG TYThành Lập Công Ty là bước làm đầu tiên để hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh, để

Thành lập doanh nghiệp tại Bắc Ninh, Bắc Giang

Thành lập doanh nghiệp tại Bắc Ninh, Bắc GiangChúng tôi hướng đến cung cấp dịch vụ với mức phí

Thành lập doanh nghiệp tại Bà Rịa – Vũng Tầu

Thành lập doanh nghiệp tại Bà Rịa - Vũng TầuChúng tôi hướng đến cung cấp dịch vụ với mức phí hợp