Rất nhiều sản phẩm là thực phẩm chức năng, được sản xuất, bào chế từ dược liệu tự nhiên, cây thuốc đông, nam y. Từ những bài thuốc y học cổ truyền
Để những sản phẩm này được đảm bảo an toàn cho người sử dụng trước khi đưa những sản phẩm này ra công chúng. Các tổ chức, cá nhân cần làm các kiểm nghiệm khoa học về tác dụng, về các chỉ tiêu kim loại nặng như chì asen, mức độ kích ứng da hay thành phần thảo dược. …
1.Đối với Mỹ phẩm: theo quy định tại thông tư số 06/2011 của bộ y tế quy định về quản lý mỹ phẩm, một trong những căn cứ để cấm lưu hành và thu hồi mỹ phẩm đó là:
Mỹ phẩm không đạt chất lượng, không an toàn cho người sử dụng
Mỹ phẩm lưu thông có chứa thành phần chất cấm sử dụng trong mỹ phẩm, các chất có nồng độ, hàm lượng vượt quá giới hạn cho phép
Để biết những điều đó chủ sở hữu nhãn hiệu mỹ phẩm phải làm các kiểm nghiệm, xét nghiệm tại các cơ sở xét nghiệm uy tín mới biết. Mặt khác việc này cũng mang lại sự yên tâm cho người tiêu dùng nếu mỹ phẩm của bạn không có các chất cấm, an toàn cho người sử dụng, từ đó tăng uy tín tạo thuận lợi cho việc bán hàng của bạn.
2.Đối với lĩnh vực thực phẩm
cũng không ngoài mục đích đảm bảo an toàn cho người sử dụng, mang lại sự yên tâm cho khách hàng đối với những cơ sở sản xuất thực phẩm uy tín
Việc kiểm nghiệm, xác nhận xem thực phẩm mình chế biến có chứa phụ gia thuộc loại cấm không là một việc làm cần thiết đối với các đơn vị sản xuất thực phẩm là gia vị, đồ hộp, đồ ăn liền.
Căn cứ vào Thông tư 19/2012/TT-BYT của Bộ Y Tế .
Quy định về chế độ kiểm nghiệm thực phẩm định kỳ đối với các sản phẩm đã công bố.
Thông tư quy định, sau khi doanh nghiệp hoàn thành các thủ tục công bố sản phẩm và được cấp Giấy tiếp nhận công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp với quy định an toàn thực phẩm, doanh nghiệp đó sẽ luôn chịu sự giám sát của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tại địa phương về việc kiểm nghiệm thực phẩm định kỳ thông qua các cuộc thanh tra đột xuất tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Trong trường hợp nếu doanh nghiệp chưa thực hiện đúng quy định về kiểm nghiệm thực phẩm định kỳ khi thanh tra An toàn thực phẩm phát hiện sẽ bị xử phạt
các kiểm nghiệm cơ bản như phân tích thành phần dinh dưỡng, phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kiểm nghiệm vi sinh, kiểm nghiệm kim loại nặng, kiểm nghiệm dư lượng thuốc thú y và chất kháng sinh, phân tích độc tố vi nấm, kiểm nghiệm vitamin, kiểm nghiệm thực phẩm chức năng….
Kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc
Thuốc phải kiểm nghiệm trước khi lưu hành theo quy định
Việc kiểm nghiệm phải được thực hiện theo tiêu chuẩn chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã được phê duyệt và cập nhật.
Trường hợp tiêu chuẩn chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc không được cập nhật, cơ sở kiểm nghiệm áp dụng dược điển tương ứng tính theo ngày sản xuất lô thuốc, nguyên liệu làm thuốc được kiểm nghiệm.
Trường hợp thuốc pha chế, bào chế tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, việc kiểm nghiệm được thực hiện theo tiêu chuẩn chất lượng thuốc do cơ sở xây dựng, ban hành.
Việc lấy mẫu thuốc, nguyên liệu làm thuốc để kiểm nghiệm thực hiện theo quy định
Thuốc thuộc một trong các trường hợp sau đây phải được kiểm nghiệm bởi cơ sở kiểm nghiệm do Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược) chỉ định trước khi lưu hành:
- a) Thuốc quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 4 Điều 103 của Luật dược;
- b) Sinh phẩm là dẫn xuất của máu và huyết tương người;
- c) Thuốc nhập khẩu theo quy định tại Điều 70 Nghị định số 54/2017/NĐ-CPngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi Tiết một số Điều và biện pháp thi hành Luật dược (sau đây viết tắt là Nghị định số 54/2017/NĐ-CP);
- d) Thuốc được sản xuất bởi cơ sở sản xuất thuốc nước ngoài thuộc Danh sách cơ sở sản xuất có thuốc vi phạm chất lượng do Bộ Y tế(Cục Quản lý Dược) công bố.
hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân thực hiện kiểm nghiệm theo yêu cầu đối với mỹ phẩm, thuốc, thực phẩm..
Hỗ trợ thực hiện công bố sản phẩm và các thủ tục công bố, xác nhận liên quan đến sản phẩm, hàng hóa của tổ chức, cá nhân.
Điện thoại: 024.85871985 – 0912838059 email: luattocat@gmail.com