Nếu chia 1 công ty thành tối thiểu 2 công ty khác nhau và công ty cũ sẽ mất đi: Ví dụ công ty Thành Phát trên mà chia thành 2 công ty sẽ thành Thành Gia + Lập Thất và Thành Phát bị xóa sổ. Trường hợp Thành Phát đã trở thành thương hiệu trên thị trường với nhãn nước mắm Thanh Hóa thì ông chủ công ty Thành Phát không nên chọn hình thức chia để mất đi thương hiệu cũ.
Khác với Chia, tách thì công ty gốc vẫn còn tồn tại.
Việc thành lập công ty con là 1 công ty dùng vốn của mình thành lập nên 1 công ty mới. Như vậy là gần giống với việc tách công ty ở trên. Nhưng khác quan trọng nhất là ở điểm sau:
Khi tách công ty, như ví dụ trên là công ty Thành Gia sẽ chỉ chịu trách nhiệm liên đới với công ty Thành Phát đối với các nghĩa vụ phát sinh trước khi tách. Còn sau khi tách thì công ty Thành Gia là hoạt động hoàn toàn độc lập với công ty Thành Phát. Nếu công ty Thành Gia lãi sẽ là của Thành Gia, lỗ Thì Thành Gia chịu, Thành Phát không được quyền quyết định.
Trong khi đó nếu là thành lập công ty con: thì dù công ty con hạch toán tài chính độc lập hay phụ thuộc toàn bộ lợi nhuận của công ty con sẽ được chuyển về công ty mẹ, trường hợp công ty con thua lỗ thì công ty mẹ sẽ là người quyết định cấp vốn bù hay giải thể.
Trường hợp bạn muốn chia, tách công ty hay thành lập công ty con hãy liên hệ ngay với chúng tôi
VĂN PHÒNG CÔNG TY LUẬT TÔ CÁT
Số 2, ngõ 231 phố Chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 0912.838.059 – email: luattocat@gmail.com