Để so sánh chi tiết các loại giấy tờ trên bạn nên căn cứ vào các quy định về các trường hợp, điều kiện cấp; Nội dung của các loại giấy tờ đó, mục đích các loại giấy tờ đó; cơ quan cấp… Trong khuôn khổ bài tư vấn này, tôi chỉ xin được tư vấn ngắn gọn để bạn hiểu như sau: viec lam xnk tphcm
1. Giấy chứng nhận dkkd là loại giấy tờ “khai sinh” của một doanh nghiệp, trong đó có các nội dung như quy định tại DD25 LDN, điều kiện cấp theo DD24 LDN. Đây là loại giấy tờ nhằm giúp các cơ quan chức năng quản lý doanh nghiệp, xác định được các nội dung cơ bản của doanh nghiệp: tên, địa chỉ, số vốn, ngành nghề kd, người đại diện… học kế toán qua mạng
2. Giấy phép kinh doanh: Là loại giấy được cấp cho các doanh nghiệp có kinh doanh ngành nghề có điều kiện, loại giấy này thông thường được cấp sau Giấy dkkd. (bạn tham khảo k2 Đ7 LDN: . Đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành, nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định.
Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác.)
3. Giấy Chứng nhận đầu tư: Là loại giấy tờ được cấp theo các Dự án đầu tư hoặc cấp cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (có nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư tại VN).
4. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: = Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh + Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế. Hiện nay Pháp luật thống nhất mỗi doanh nghiệp chỉ có một mã số, mã số này vừa là mã số thuế vừa là mã số dkkd và được gọi chung là mã số doanh nghiệp.